Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Sàn Việt

Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến trên các sàn TMĐT của các địa phương: Nguồn lực đầu tư hạn chế, hoạt động rời rạc, số lượng và chủng loại mặt hàng không nhiều, các chương trình khuyến mãi ưu đãi nghèo nàn, hoạt động rời rạc thiếu sự kết nối thông tin giao thương dẫn đến hầu hết các sàn địa phương hiện nay hoạt động kém hiệu quả.

Chính vì thế đặt ra bài toán làm thế nào để các sàn địa phương có thể phát triển tốt vừa đảm bảo tính chất vùng miền vừa tận dụng được các nền tảng thương mại điện tử chiếm thị phần lớn. Đề án “Hoàn thiện và phát triển sàn hợp nhất” (địa chỉ: www.sanviet.vn) sẽ liên kết, kết nối các sàn thương mại điện tử địa phương với nhau và với các sàn thương mại điện tử phổ biến tạo nên một môi trường kết nối giao thương đa chiều hiệu quả.

Sàn TMĐT hợp nhất là mô hình chuỗi cung ứng hàng hóa tập trung từ trung ương đến địa phương và cũng là địa điểm để chia sẻ, giao lưu hàng hóa giữa các địa phương trên toàn quốc, ngoài ra sàn TMĐT hợp nhất còn cung cấp các công cụ tiếp thị, xúc tiến bán hàng trực tuyến giúp doanh nghiệp chỉ cần truy cập vào một địa chỉ tên miền là có thể thực hiện hầu hết mọi thao tác trên cùng 01 nền tảng. Qua đó giúp doanh nghiệp, cá nhân phát triển TMĐT, đồng thời tạo ra sự tập trung, thu hút được lượng lớn nhà cung cấp sản phẩm và khách hàng.

Đề án hướng tới mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng 01 Nền tảng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh thành;

- Tập hợp thông tin xúc tiến toàn quốc trên cùng 01 nền tảng hợp nhất;

- Tăng cơ hội giao thương, bán hàng cho mỗi địa phương/doanh nghiệp; các sản phẩm thời vụ của địa phương.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

  • Quản lý tập trung, đồng nhất các sàn trên toàn quốc chỉ trên 01 nền tảng;
  • Kiểm tra, giám sát và đánh giá thực trạng sản xuất của doanh nghiệp, địa phương mình;
  • Hoạch định chính sách, chiến lược sản xuất theo vùng, miền;
  • Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt;
  • Thuận lợi hoá trong khâu lưu thông hàng hoá;
  • Tạo công cụ hỗ trợ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TMĐT trên toàn quốc.

Tin tức khác

Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thương mại điện tử tại các địa phương

Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thương mại điện tử tại các địa phương

Nguồn nhân lực thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam khá trẻ và có khả năng tiếp nhận công nghệ mới nhanh nhạy, có thể khởi nghiệp trên môi trường số... Đây là những yếu tố rất thuận lợi cho các hoạt động đào tạo nhân lực TMĐT ở Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu cả nước về xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử 2024

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu cả nước về xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử 2024

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm. Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng là Bình Dương với 51,3 điểm và cũng có khoảng cách rất xa so với Hà nội lên tới 33 điểm.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội