Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.

Cùng với phân công rõ nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND quận, huyện, thị xã, thành phố sẽ phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để hoàn thành 12 mục tiêu về phát triển thương mại điện tử.

Trong đó, thành phố đặt mục tiêu giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số thương mại điện tử (EBI) hằng năm; doanh số thương mại điện tử B2C chiếm 13% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng số; tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến dự kiến đạt 55%.

Thành phố cũng khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; các giao dịch mua hàng trên website, ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử đạt 70%.

Ngoài ra, thành phố đặt mục tiêu website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến đạt 80%; doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử đạt 50%; doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động đạt 40%.

Trong khai thuế, nộp thuế điện tử, thành phố duy trì tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử đạt 100%. Hoàn thuế điện tử 100% doanh nghiệp thuộc đối tượng hoàn thuế giá trị gia tăng trường hợp xuất khẩu, đầu tư đăng ký sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử; 100% số doanh nghiệp, tổ chức đăng ký phát hành hóa đơn điện tử.

Cùng với đó, thành phố duy trì tỷ lệ thanh toán hóa đơn tiền nước không dùng tiền mặt đạt 100%; duy trì tỷ lệ thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đạt 100%; khuyến khích doanh nghiệp hình thành và phát triển các sàn giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới…

Để hoàn thành các mục tiêu này, UBND thành phố cũng giao Sở Công Thương hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu dùng…; phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, tổ chức tập huấn cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử.

Đồng thời, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND quận, huyện, đơn vị liên quan phổ biến, hướng dẫn cá nhân, hộ kinh doanh, thương nhân đẩy mạnh ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, phấn đấu đạt tỷ lệ 100% các chợ, các tuyến phố hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố có sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Tin tức khác

Thương mại điện tử mở ra cơ hội nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Thương mại điện tử mở ra cơ hội nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Trả lời câu hỏi phỏng vấn về những tác động của thương mại điện tử đối với phụ nữ, bà Trần Thị Tân, Giám đốc Trách nhiệm Xã hội TikTok Shop cho rằng, các nền tảng thương mại điện tử thế hệ mới, kết hợp giữa giải trí và thương mại đang là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng cũng như các nhà bán hàng. Trên những nền tảng này, phụ nữ có nhiều cơ hội để nâng cao quyền năng kinh tế.
Thương mại điện tử phát triển theo hướng xanh và bền vững

Thương mại điện tử phát triển theo hướng xanh và bền vững

Việc xây dựng chính sách thương mại điện tử giai đoạn tới cần nhấn mạnh vào phát triển hạ tầng thương mại điện tử thân thiện với môi trường, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh và tăng cường nhận thức người tiêu dùng về tiêu dùng bền vững.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội