Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Hướng dẫn doanh nghiệp về giải pháp ứng dụng tài khoản định danh điện tử

Cục TMĐT&KTS chủ trì, phối hợp với Trung tâm nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06-Bộ Công an) hướng dẫn doanh nghiệp về các giải pháp ứng dụng tài khoản định danh điện tử theo Chỉ thị số 18⁄CT-TTg.

Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ TMĐT, chống thất thu thuế, đảm bảo an ninh tiền tệ, ngày 17/5/2024, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06-Bộ Công an) phối hợp tổ chức buổi toạ đàm hướng dẫn các nền tảng TMĐT về việc ứng dụng tài khoản định danh điện tử để xác thực người bán.

Tham dự buổi toạ đàm có Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và KTS, ông Đào Đình Nam, Phó Giám đốc trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân (đại diện C06) và đại diện các nền tảng TMĐT như Shopee, TikTokShop, Lazada, Tiki, Grab, Sendo và các nền tảng giao nhận, vận chuyển, du lịch, bất động sản, việc làm, kinh doanh thuốc.

Tại buổi toạ đàm, bà Lại Việt Anh nhấn mạnh về tầm quan trọng của TMĐT trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, cũng như việc cần thiết phải đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch thông qua việc kiểm soát thông tin hàng hoá, dịch vụ, định danh thông tin người bán trên không gian mạng. Đại diện C06, ông Đào Đình Nam đã hướng dẫn các doanh nghiệp ứng dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip hoặc dữ liệu dân cư để xác thực danh tính người bán trên các nền tảng. Theo đó, cơ quan quản lý chức năng khuyến nghị doanh nghiệp nghiên cứu tài liệu của C06 hướng dẫn phương án xác thực thông tin người bán trên cơ sở ứng dụng tài khoản định danh điện tử, ứng dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip hoặc dữ liệu dân cư, tăng cường kiểm soát đối tượng bán hàng trên các nền tảng TMĐT và có biện pháp sàng lọc, làm sạch dữ liệu các chủ thể tham gia nền tảng.

Tin tức khác

Sắp diễn ra Diễn đàn Kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024  (ECCDF 2024)

Sắp diễn ra Diễn đàn Kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024 (ECCDF 2024)

Dự kiến, Diễn đàn có sự tham gia của 500 đại biểu đến từ các Bộ, ban ngành, địa phương; Các tổ chức quốc tế (Đại sứ quán, Thương vụ của một số quốc gia châu Á tại Việt Nam); Các hiệp hội, doanh nghiệp tại Việt Nam và khu vực châu Á; Các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài nước.
Thanh toán xuyên biên giới là xu hướng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán xuyên biên giới là xu hướng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán xuyên biên giới là sự mở rộng tất yếu của đổi mới tài chính số nhằm bắt kịp nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân và nền kinh tế. Dự kiến, Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động thanh toán xuyên biên giới ra các nước trong và ngoài khu vực ASEAN.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử xuyên biên giới

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử xuyên biên giới

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nói chung, Cục TMĐT và Kinh tế số cho biết, Bộ Công Thương đã triển khai quyết liệt hàng loạt các biện pháp.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội