Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023

Ngày 21 tháng 11 năm 2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện trong giai đoạn giảm mạnh do chính sách thắt chặt tiền tệ, cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Thương mại toàn cầu bắt đầu suy giảm từ quý IV/2022, kéo theo thương mại toàn cầu cả năm 2022 chỉ tăng 2,7%.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn chính trị, tình trạng lạm phát cao dai dẳng, chính sách tiền tệ thắt chặt và thị trường tài chính bấp bênh, Tổ chức Thương mại Thế giới dự báo thương mại toàn cầu năm 2023 tăng 1,7%, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với năm trước. Nhiều ngành, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trên GDP ghi nhận mức tăng trưởng âm trong một vài năm gần đây đã kéo mức tăng trưởng của nhiều ngành, dịch vụ xuống mức thấp. Tương tự, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như: sự suy giảm đơn hàng, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, cạn kiệt nguồn vốn.

Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố ngày 01/11 vừa qua, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng Kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, hai năm liên tiếp (2022 và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025 (đồng hạng với Philippines). Tổng giá trị hàng hoá (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025. Đặc biệt, tăng trưởng GMV trong 02 năm tới của Kinh tế số tại Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi lĩnh vực TMĐT.

Theo số liệu khảo sát thống kê của Bộ Công Thương, TMĐT Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng 20% năm 2022. Có thể thấy, trong suốt những năm qua, thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%, dự kiến đạt 20,5 tỉ đô trong năm nay.

Năm 2023 và các năm tiếp theo, với đà tăng trưởng mạnh mẽ như trên, thị trường thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và tạo bước đà cho kinh tế phát triển. Đây cũng chính là thời điểm để nước ta xây dựng nên những mô hình và chiến lược mới. Từ đó giúp khôi phục lại doanh nghiệp và mở rộng thị trường sau khi tình trạng khó khăn qua đi.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản, chính sách, chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương, tập trung: (i) tăng cường xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Công Thương; (ii) thúc đẩy phát triển Kinh tế số ngành Công Thương; và (iii) phát triển TMĐT trên phạm vi toàn quốc.

Diễn đàn diễn ra trong cả ngày 21/11, gồm 01 phiên toàn thể buổi sáng và 02 phiên Hội thảo chuyên đề buổi chiều. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nơi kết nối các đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số uy tín; các sàn thương mại điện tử, các đơn vị cung cấp giải pháp hạ tầng chuyển đổi số, hạ tầng hỗ trợ thanh toán điện tử, logistic chuyển phát, đặc biệt, là sự đồng hành của các cơ quan truyền thông.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc Diễn đàn

Để có được các sáng kiến, giải pháp cụ thể nhằm phát triển TMĐT và kinh tế số, tăng cường đóng góp của chuyển đổi số đối với sự phát triển ngành Công Thương nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Thứ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các đại biểu, chuyên gia tập trung thảo luận:

Thứ nhất, các xu hướng ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số ngành Công Thương nói riêng; các giải pháp đẩy mạnh Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số ngành Công Thương trong các lĩnh vực trọng điểm như năng lượng, sản xuất thông minh, thương mại điện tử, logistics;

Thứ hai, các giải pháp tiếp tục xây dựng thị trường TMĐT bền vững, thu hẹp khoảng cách số, tăng tính liên kết vùng;

Thứ ba, các giải pháp phát triển TMĐT và kinh tế số ngành Công Thương tại các địa phương.

Diễn đàn TMĐT và KTS ngành Công Thương được Bộ Công Thương kỳ vọng sẽ phát huy vai trò kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, thương mại điện tử nhằm đưa ra các đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển TMĐT và kinh tế số ngành Công Thương hiệu quả, bền vững.

Tin tức khác

Sắp diễn ra Diễn đàn Kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024  (ECCDF 2024)

Sắp diễn ra Diễn đàn Kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024 (ECCDF 2024)

Dự kiến, Diễn đàn có sự tham gia của 500 đại biểu đến từ các Bộ, ban ngành, địa phương; Các tổ chức quốc tế (Đại sứ quán, Thương vụ của một số quốc gia châu Á tại Việt Nam); Các hiệp hội, doanh nghiệp tại Việt Nam và khu vực châu Á; Các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài nước.
Thanh toán xuyên biên giới là xu hướng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán xuyên biên giới là xu hướng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán xuyên biên giới là sự mở rộng tất yếu của đổi mới tài chính số nhằm bắt kịp nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân và nền kinh tế. Dự kiến, Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động thanh toán xuyên biên giới ra các nước trong và ngoài khu vực ASEAN.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử xuyên biên giới

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử xuyên biên giới

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nói chung, Cục TMĐT và Kinh tế số cho biết, Bộ Công Thương đã triển khai quyết liệt hàng loạt các biện pháp.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội