Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nhấn mạnh, thời gian tới ngành thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, livestream bán hàng, trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, chuyển cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Thời gian qua, ngành thuế đã tăng cường công tác quản lý thuế lĩnh vực dịch vụ truyền hình, truyền thông, sáng tạo nội dung phát sinh thu nhập từ quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng xuyên biên giới; rà soát thông tin đối với tổ chức, cá nhân bán hàng livestream trên các nền tảng xã hội…

Ngày từ đầu năm 2024, cơ quan thuế đã xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra đối với người nộp thuế có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, livestream bán hàng online.

(Ảnh minh họa)

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, bình quân mỗi tháng có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream từ hơn 50.000 nhà bán. Theo quy định, người bán hàng online sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân nếu có doanh thu từ 100 triệu đồng một năm trở lên. Tuy nhiên, loại hình này đối mặt với nguy cơ càng phát triển thất thu thuế càng lớn.

Việt Nam tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á với doanh thu 20,5 tỷ USD và sẽ đạt 30,5 tỷ USD vào năm sau. Để chống thất thu thuế và tạo môi trường kinh doanh công bằng trên thị trường số, việc thanh kiểm tra đối với hoạt động thương mại điện tử cần thực hiện quyết liệt thường xuyên với các chế tài xử lý nghiêm khắc, tránh theo kiểu phong trào chiếu lệ như trước đây.

Báo cáo của Tổng cục Thuế cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, cơ quan thuế đã xử lý vi phạm 4.560 người nộp thuế (gồm 1.274 doanh nghiệp, 3.286 cá nhân) với số thuế xử lý truy thu và phạt là 297 tỉ đồng.

Theo ông Đặng Ngọc Minh, thời gian tới ngành thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, livestream bán hàng, trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, chuyển cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại thông báo kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ "điểm nghẽn" Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng giải pháp và lộ trình làm sạch tài khoản cho các trang thương mại điện tử và các trang mạng xã hội thực hiện hoạt động kinh doanh, quảng cáo.

Đồng thời, rà soát, ban hành các văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, kỹ thuật để sử dụng dịch vụ định danh và xác thực điện tử đáp ứng mục tiêu quản lý hoạt động thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử nói chung, livestream bán hàng nói riêng, nhất là các hành vi bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, trốn thuế, gian lận thuế...

Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật nhằm tăng cường chế tài xử lý, đình chỉ, ngăn chặn, thu hồi giấy phép hoạt động đối với hoạt động thương mại điện tử, livestream bán hàng khi có vi phạm pháp luật chuyên ngành.

Tin tức khác

Sắp diễn ra Diễn đàn Kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024  (ECCDF 2024)

Sắp diễn ra Diễn đàn Kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024 (ECCDF 2024)

Dự kiến, Diễn đàn có sự tham gia của 500 đại biểu đến từ các Bộ, ban ngành, địa phương; Các tổ chức quốc tế (Đại sứ quán, Thương vụ của một số quốc gia châu Á tại Việt Nam); Các hiệp hội, doanh nghiệp tại Việt Nam và khu vực châu Á; Các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài nước.
Thanh toán xuyên biên giới là xu hướng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán xuyên biên giới là xu hướng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán xuyên biên giới là sự mở rộng tất yếu của đổi mới tài chính số nhằm bắt kịp nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân và nền kinh tế. Dự kiến, Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động thanh toán xuyên biên giới ra các nước trong và ngoài khu vực ASEAN.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử xuyên biên giới

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử xuyên biên giới

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nói chung, Cục TMĐT và Kinh tế số cho biết, Bộ Công Thương đã triển khai quyết liệt hàng loạt các biện pháp.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội