Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thương mại điện tử xuyên biên giới (Phần 2)

Sau hai năm triển khai Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS), Bộ Công Thương và Amazon Global Selling (AGS) Việt Nam, chất lượng nguồn nhân lực về TMĐT đã ngày càng nâng cao, một số doanh nghiệp đã tự tin vươn ra biển lớn, gia nhập sân chơi toàn cầu.

Bước sang giai đoạn 2 của MOU, Cục TMĐT và KTS thống nhất cùng AGS Việt Nam thực hiện các hoạt động thúc đẩy khả năng tham gia TMĐT xuyên biên giới của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhiều ngành hàng, góp phần đưa tinh hoa hàng Việt tăng trưởng toàn cầu.

Phó Cục trưởng Cục TMĐT và KTS Nguyễn Thị Minh Huyền (ngoài cùng, bên trái) tham gia nghi thức bấm nút công bố sáng kiến “Liên kết Ngành nghề - Tăng trưởng cùng Thương mại điện tử xuyên biên giới”

Tại Hội nghị TMĐT xuyên biên giới năm 2024, Cục TMĐT và KTS cùng AGS Việt Nam công bố kích hoạt Sáng kiến “Liên kết Ngành nghề - Tăng trưởng cùng TMĐT xuyên biên giới”.

Theo đó, Chương trình sẽ phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng quan trọng để cùng nhau thúc đẩy, tăng cường năng lực TMĐT xuyên biên giới cho các ngành hàng đầu tàu cho xuất khẩu, bao gồm việc tăng cường nhận thức, cung cấp thêm các nguồn tài nguyên đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp thành viên của các hiệp hội ngành hàng này phát triển và thành công với TMĐT toàn cầu.

(Ảnh minh họa)

Là đơn vị được Cục TMĐT và KTS chỉ đạo triển khai trực tiếp chương trình MOU ký kết với AGS, ông Nguyễn Văn Thành - Gám đốc Trung tâm Phát triển TMĐT thông tin, “Giai đoạn 2 của MOU, chúng tôi đặt mục tiêu lựa chọn 2000 doanh nghiệp tiêu biểu từ các Hiệp hội ngành hàng để cung cấp những hỗ trợ chuyên sâu, giúp doanh nghiệp thành công tham gia xuất khẩu trực tuyến”.

Dự kiến, Kế hoạch triển khai Sáng kiến theo 03 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Từ nay đến hết năm 2025, Cục TMĐT và KTS và AGS Việt Nam phối hợp cùng Top các Hiệp hội ngành nghề lựa chọn 1200 - 1500 doanh nghiệp, người kinh doanh thuộc các ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Các doanh nghiệp này sẽ được nhóm theo ngành hàng, được tham gia các khóa đào tạo trực tiếp, chuyên sâu về cách thức tham gia TMĐT xuyên biên giới với Amazon, được tư vấn cụ thể để nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong xuất khẩu trực tuyến.

Giai đoạn 2: Từ tháng 01 – tháng 6/2026: Cục TMĐT và KTS và AGS Việt Nam phối hợp cùng Top các Hiệp hội ngành nghề tiếp tục lựa chọn 400 - 500 doanh nghiệp, người kinh doanh thuộc các ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Nhóm doanh nghiệp được lựa chọn giai đoạn 2 sẽ được tham gia các đào tạo và tư vấn chuyên sâu, nâng cao khả năng và sự sẵn sàng tham gia TMĐT xuyên biên giới. Đồng thời, AGS Việt Nam rà soát lại kết quả đào tạo của giai đoạn 1, tăng cường đào tạo và tư vấn chuyên sâu cho các doanh nghiệp mong muốn và có tiềm năng nhưng chưa đủ điều kiện tham gia TMĐT xuyên biên giới từ giai đoạn 1.

Giai đoạn 3: Từ tháng 6 - tháng 12/2026: Cục TMĐT và KTS và AGS Việt Nam phối hợp cùng top các Hiệp hội ngành nghề rà soát lại kết quả đào tạo của giai đoạn 1 và giai đoạn 2, tổng kết kết quả của Sáng kiến: “Liên kết Ngành nghề - Thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu cùng TMĐT xuyên biên giới” và Tổng kết kết quả của Chương trình 5 năm “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”; Xây dựng kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.

Giám đốc Trung tâm phát triển TMĐT Nguyễn Văn Thành cho biết, những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ và các Bộ, ngành, nhiều chính sách được ban hành đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT Việt Nam, nhờ đó, TMĐT có sự tăng trưởng không ngừng. Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Thành, các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp lớn như Amazon đã góp phần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam thay đổi tư duy, phát triển nguồn nhân lực, khắc phục hạn chế và tự tin bứt phá với TMĐT toàn cầu.

Cùng quan điểm với ông Nguyễn Văn Thành, ông Hoàng Ninh - Trưởng phòng Chính phủ số, Cục TMĐT và KTS nhấn mạnh tại “Diễn đàn Thương mại điện tử xuyên biên giới 2024" rằng, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tiến hành nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các khóa đào tạo TMĐT xuyên biên giới, cả trực tiếp và trực tuyến, hoàn toàn miễn phí. Nhờ đó, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường trong nước và quốc tế.

Tin tức khác

Cảnh bảo thủ đoạn giả danh shipper để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh bảo thủ đoạn giả danh shipper để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thông qua các buổi bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội, các đối tượng lừa đảo tổ chức thu thập thông tin khách hàng đặt mua sản phẩm từ các bình luận công khai hoặc mua thông tin khách hàng qua các kênh thông tin khác.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội