Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Thanh toán xuyên biên giới là xu hướng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán xuyên biên giới là sự mở rộng tất yếu của đổi mới tài chính số nhằm bắt kịp nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân và nền kinh tế. Dự kiến, Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động thanh toán xuyên biên giới ra các nước trong và ngoài khu vực ASEAN.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 9/2024, nhiều ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số ở tốp đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số. Đến nay, hơn 87% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước cho biết, số liệu hoạt động thanh toán trong 8 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ 2023 cho thấy: Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 59,05% về số lượng và 33,64% về giá trị, qua kênh Internet tăng tương ứng 50,85% và 33,15%, qua kênh điện thoại di động tăng 58,95% và 36,60%, qua QR Code tăng 109,03% và 111,37%. Giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 6,46% về số lượng và tăng 30,51% về giá trị; qua Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính tăng 34,03% về số lượng và 18,49% về giá trị.

Trong hoạt động thanh toán xuyên biên giới qua QR Code đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam hiện đang thực hiện thanh toán xuyên biên giới với một số nước như Lào, Campuchia, Thái Lan và sắp tới là Trung Quốc, Nhật Bản. Các ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán đang tập trung phát triển mảng dịch vụ này.

Đơn cử, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Công ty Cổ phần TMĐT Bảo Kim (Baokim) ngày hôm nay, 28/10, đã thông báo về việc ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán xuyên biên giới, đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính.

Trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành xu hướng tất yếu, nhận được sự khuyến khích từ các cơ quan chức năng và ủng hộ của người tiêu dùng. Đặc biệt, với sự ra đời của Nghị định 52/2024/NĐ-CP, đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho các hoạt động thanh toán quốc tế, mở ra cơ hội hợp tác cho các đối tác lớn trên toàn cầu.

Nắm bắt xu thế đó, MSB đã bắt tay với Baokim – trung gian thanh toán đầu tiên của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng thanh toán xuyên biên giới.

Thông qua biên bản ghi nhớ, MSB và Baokim sẽ cung cấp các giải pháp thanh toán, hạ tầng thanh toán và các sản phẩm, dịch vụ khác cho đối tác và (hoặc) khách hàng; đồng thời giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ số của mỗi bên tới khách hàng của đối tác có nhu cầu sử dụng. Hai bên cam kết xây dựng và phát triển một hệ thống thanh toán an toàn, nhanh chóng và hiệu quả, hỗ trợ tối đa cho các khách hàng thuộc nhóm thương mại điện tử xuyên biên giới và các doanh nghiệp dịch vụ thanh toán toàn cầu. 

Theo Ngân hàng Nhà nước, thanh toán xuyên biên giới là sự mở rộng tất yếu của đổi mới tài chính số nhằm bắt kịp nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân và nền kinh tế. Dự kiến, Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động thanh toán xuyên biên giới ra các nước trong và ngoài khu vực ASEAN.

Tin tức khác

Sắp diễn ra Diễn đàn Kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024  (ECCDF 2024)

Sắp diễn ra Diễn đàn Kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024 (ECCDF 2024)

Dự kiến, Diễn đàn có sự tham gia của 500 đại biểu đến từ các Bộ, ban ngành, địa phương; Các tổ chức quốc tế (Đại sứ quán, Thương vụ của một số quốc gia châu Á tại Việt Nam); Các hiệp hội, doanh nghiệp tại Việt Nam và khu vực châu Á; Các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài nước.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử xuyên biên giới

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử xuyên biên giới

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nói chung, Cục TMĐT và Kinh tế số cho biết, Bộ Công Thương đã triển khai quyết liệt hàng loạt các biện pháp.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội