Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định thủ tục về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định thủ tục về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

5 phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử

Theo dự thảo, người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua:

a) Cổng thanh toán điện tử hải quan/phần mềm, công cụ hỗ trợ do cơ quan hải quan cung cấp thông qua Cổng thanh toán điện tử hải quan;

b) Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được kết nối với Cổng thanh toán điện tử hải quan;

c) Cổng Dịch vụ công quốc gia;

d) Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.

đ) Người nộp thuế lựa chọn bảo lãnh thuế điện tử của ngân hàng thì đăng ký thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng.

3 Phương thức lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước điện tử

Người nộp thuế lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước điện tử theo một trong các phương thức sau:

Người nộp thuế truy cập Cổng thanh toán điện tử hải quan/Cổng dịch vụ công quốc gia/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước điện tử trực tuyến tại Cổng thanh toán/thông tin điện tử mà người nộp thuế đã lựa chọn, ký số và gửi cho cơ quan hải quan;

Người nộp thuế lựa chọn phương thức giao dịch thuế điện tử bằng phần mềm, công cụ hỗ trợ do cơ quan hải quan cung cấp mà người nộp thuế lựa chọn, ký số và gửi thông tin đến Cổng thanh toán điện tử hải quan;

Người nộp thuế nộp thuế điện tử thông qua dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, người nộp thuế truy cập vào Cổng trao đổi thông tin của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và thực hiện lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện chuyển thông tin nộp thuế điện tử của người nộp thuế đến Cổng thanh toán điện tử hải quan theo quy định.

Phải đăng ký chứng thư chữ ký số để thực hiện nộp thuế điện tử

Người nộp thuế khi thực hiện giao dịch thuế điện tử phải sử dụng chứng thư chữ ký số đang còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ký số trên các hồ sơ, chứng từ nộp thuế và thu khác bằng phương thức điện tử trừ một số trường hợp sau:

a) Người nộp thuế là cá nhân đã có mã số thuế chưa được cấp chứng thư chữ ký số;

b) Người nộp thuế lựa chọn phương thức nộp thuế điện tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện theo quy định của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Người nộp thuế đăng ký chứng thư chữ ký số với cơ quan hải quan để thực hiện nộp thuế điện tử trên Cổng thanh toán điện tử hải quan.

Tin tức khác

Sắp diễn ra Diễn đàn Kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024  (ECCDF 2024)

Sắp diễn ra Diễn đàn Kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024 (ECCDF 2024)

Dự kiến, Diễn đàn có sự tham gia của 500 đại biểu đến từ các Bộ, ban ngành, địa phương; Các tổ chức quốc tế (Đại sứ quán, Thương vụ của một số quốc gia châu Á tại Việt Nam); Các hiệp hội, doanh nghiệp tại Việt Nam và khu vực châu Á; Các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài nước.
Thanh toán xuyên biên giới là xu hướng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán xuyên biên giới là xu hướng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán xuyên biên giới là sự mở rộng tất yếu của đổi mới tài chính số nhằm bắt kịp nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân và nền kinh tế. Dự kiến, Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động thanh toán xuyên biên giới ra các nước trong và ngoài khu vực ASEAN.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử xuyên biên giới

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử xuyên biên giới

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nói chung, Cục TMĐT và Kinh tế số cho biết, Bộ Công Thương đã triển khai quyết liệt hàng loạt các biện pháp.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội