Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Giải pháp chống thất thu thuế trong hoạt động thương mại điện tử

Để chống thất thu thuế trong hoạt động thương mại điện tử, Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam”.

Tại cuộc họp trao đổi, thảo luận về kế hoạch triển khai thực hiện và đề xuất các giải pháp cụ thể chống thất thu thuế đối với hoạt động TMĐT mới đây, Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế Mai Xuân Thành cho biết, để tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động TMĐT, hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam”.

Đồng thời, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại Đề án quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 2146/QĐ-TCT ngày 12/11/2021). Trên cơ sở kế hoạch tổng thể của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã ban hành Kế hoạch chi tiết kèm theo Quyết định số 1741/QĐ-TCT ngày 29/11/2021 để triển khai Đề án.

Theo đó, Tổng cục Thuế chú trọng và kịp thời xây dựng, đề xuất, triển khai các giải pháp quản lý thuế trong ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, kết quả triển khai đến nay vẫn còn hạn chế, yêu cầu đặt ra cho cơ quan thuế phải rà soát thực tế quản lý thuế tại các địa phương để đưa ra các giải pháp quản lý nhằm triển khai công tác quản lý thu thuế với TMĐT mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Lãnh đạo ngành thuế cũng cho rằng, để thu thuế với TMĐT đạt hiệu quả hơn, các đơn vị chuyên môn cần tập trung trao đổi thống nhất nhận diện đối tượng tham gia kinh doanh TMĐT, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể theo từng nhóm đối tượng.

Đối với phương pháp quản lý thuế và cách thức thu thập thông tin thông qua các chủ thể có liên quan đến hoạt động kinh doanh TMĐT như chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT, nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, các đơn vị vận chuyển, trung gian thanh toán... cần được đặc biệt lưu ý và nghiên cứu để có giải pháp triển khai phù hợp với thực tiễn vận động của sự phát triển TMĐT trong thời gian tới.

Tổng Cục trưởng Mai Xuân Thành đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân thực hiện việc khai thuế, nộp thuế với thu nhập nhận được từ hoạt động kinh doanh TMĐT kết hợp với công khai danh sách người nộp thuế nợ thuế trên trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, trong đó có biện pháp cấm xuất cảnh đối với người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Theo ông Mai Xuân Thành, quản lý thuế đối với TMĐT khó, vì vậy các cơ quan tham mưu của Tổng cục Thuế cần tập trung nghiên cứu thấu đáo các loại hình phát triển của TMĐT, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đề xuất những giải pháp phù hợp với yêu cầu phát triển và thực tiễn để đề xuất các bước, các giải pháp phải hướng đến hiệu quả quản lý tại các cơ quan thuế địa phương.

Tin tức khác

Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thương mại điện tử tại các địa phương

Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thương mại điện tử tại các địa phương

Nguồn nhân lực thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam khá trẻ và có khả năng tiếp nhận công nghệ mới nhanh nhạy, có thể khởi nghiệp trên môi trường số... Đây là những yếu tố rất thuận lợi cho các hoạt động đào tạo nhân lực TMĐT ở Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu cả nước về xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử 2024

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu cả nước về xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử 2024

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm. Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng là Bình Dương với 51,3 điểm và cũng có khoảng cách rất xa so với Hà nội lên tới 33 điểm.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội