Bộ Công Thương | Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Liên kết vùng trong thương mại điện tử góp phần quảng bá, mở rộng thị trường cho sản phẩm địa phương

Nhờ phát huy vai trò của liên kết vùng, các địa phương trong khu vực đã tích cực kết nối, trao đổi kinh nghiệm, nhờ đó, góp phần quảng bá, mở rộng thị trường cho sản phẩm địa phương để thích ứng với các xu hướng mới về bán hàng và tiếp thị đa kênh.

Liên kết vùng để tạo động lực phát triển kinh tế cho vùng

Liên kết vùng là một phương thức phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, tạo động lực phát triển kinh tế cho vùng thông qua việc kết nối về không gian kinh tế - tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Liên kết vùng để tạo động lực phát triển kinh tế cho vùng

Nghị quyết của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh, cần quán triệt, thống nhất cao về nhận thức và hành động ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương về vai trò, vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của vùng và liên kết vùng; coi liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển của các địa phương trong vùng.  Cùng với đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng mang tính đột phá; xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối, liên kết phát triển vùng, tập trung vào một số lĩnh vực như: quy hoạch, phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xử lý các vấn đề môi trường nội vùng và liên vùng, phát triển các cụm liên kết ngành.

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, TMĐT đang ngày càng rộng mở với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin. TMĐT giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển, lưu kho bãi, tiết kiệm nguồn lực cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, TMĐT còn giúp giảm thiểu lãng phí, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Vì thế, TMĐT đang được đánh giá là công cụ hiệu quả để thúc đẩy liên kết vùng, giúp các doanh nghiệp trong vùng có thể tiếp cận với thị trường rộng đa dạng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong vùng.

Liên kết vùng trong TMĐT là hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước trong các vùng kinh tế để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển TMĐT nội vùng (liên kết giữa các chủ thể trong cùng một vùng) và liên vùng.

Liên kết vùng thúc đẩy phát triển thị trường TMĐT liên vùng. TMĐT giúp xóa bỏ các rào cản về địa lý, thời gian, giúp tạo ra một thị trường TMĐT rộng lớn hơn. Trên nền tảng số, các doanh nghiệp trong vùng có thể tiếp cận được với tệp khách hàng đa dạng, với sở thích, hành vi và thói quen khác nhau. Hình thức này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, giúp tăng doanh thu, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Liên kết vùng trong TMĐT là xu thế tất yếu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc đẩy mạnh liên kết vùng trong TMĐT trở thành một xu thế tất yếu, hướng đến mục tiêu tối ưu hóa tài nguyên và phát triển kinh tế bền vững.

Liên kết vùng trong phát triển TMĐT gồm: cung cấp hàng hóa lên sàn TMĐT; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; phát triển logistics trong TMĐT; đào tạo nguồn nhân lực ngành TMĐT; phát triển hạ tầng giao thông…

Toàn cảnh Diễn đàn thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT tại thành phố Cần Thơ năm 2023

Tại Diễn đàn thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra đầu tháng 11 năm 2023, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh khẳng định, thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển TMĐT là chủ trương xuyên suốt và là một trong những định hướng trọng tâm của Đảng, Chính phủ.

Theo Cục trưởng Lê Hoàng Oanh, Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn đến năm 2025 nêu rõ các mục tiêu như hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong doanh nghiệp và cộng đồng; thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển TMĐT; xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững...

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội, doanh nghiệp triển khai nhiều hoạt động, giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường TMĐT tại các vùng, địa phương, trong đó đã tổ chức Hội nghị liên kết vùng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Nhờ đó, các địa phương trong khu vực đã tích cực kết nối, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nói chung và TMĐT nói riêng với các địa phương, khu vực trên cả nước; góp phần quảng bá, mở rộng thị trường cho sản phẩm địa phương, thích ứng với các xu hướng mới về TMĐT, xu thế bán hàng, tiếp thị đa kênh.

Trong thời gian tới, Cục TMĐT và Kinh tế số sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương tổ chức các Hội nghị liên kết vùng trong phát triển TMĐT, dự kiến cuối tháng 4/2024 sẽ có Hội nghị tại Điện Biên và các tỉnh vủng Tây Bắc.

Sự kiện nhằm tăng cường vai trò hỗ trợ của nhà nước và thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong doanh nghiệp và cộng đồng, thu hẹp khoảng cách giữa Điện Biên nói riêng, các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung với các tỉnh, thành phố trong cả nước về mức độ phát triển TMĐT; đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá trong và ngoài nước thông qua ứng dụng TMĐT…

Tin tức khác

Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thương mại điện tử tại các địa phương

Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thương mại điện tử tại các địa phương

Nguồn nhân lực thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam khá trẻ và có khả năng tiếp nhận công nghệ mới nhanh nhạy, có thể khởi nghiệp trên môi trường số... Đây là những yếu tố rất thuận lợi cho các hoạt động đào tạo nhân lực TMĐT ở Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu cả nước về xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử 2024

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu cả nước về xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử 2024

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm. Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng là Bình Dương với 51,3 điểm và cũng có khoảng cách rất xa so với Hà nội lên tới 33 điểm.
Amazon
Alibaba
Google
OSB
Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Thương mại Hà Nội